Đèn Diệt Khuẩn Chống Tia Uv Diệt Vi Khuẩn
Đèn diệt vi khuẩn là gì ?
Đèn diệt vi khuẩn có cấu tạo tương tự các đèn huỳnh quang thông dụng. Tuy nhiên không dùng bóng đèn có ánh sáng thường mà sử dụng bóng đèn phát ra tia cực tím nhằm tiêu diệt các vi khuẩn khi tiếp xúc với nó.

Đèn UV diệt khuẩn
Đèn UV diệt vi khuẩn như thế nào?
Đèn diệt vi khuẩn sử dụng tia cực tím (hay tia tử ngoại , tia UV) là bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, có năng lượng từ 3 eV đến 124 eV. Tia UV sử dụng trong đèn diệt vi khuẩn là tia UV-C, có năng lượng cao hơn tia UV-A, UV-B. Do đó có tác dụng mạnh mẽ trên cấu trúc DNA của vi khuẩn, làm bất hoạt chúng.
Cơ chế bất hoạt này như sau: Trong DNA của mỗi vi sinh vật đều có mã sinh sản riêng giúp cho vi khuẩn, vi trùng này sinh sôi và lây nhiễm bệnh. Ánh sáng tia cực tím được các vi sinh vật hấp thụ sẽ vô hiệu hóa đoạn mã sinh sản đó, làm cho các vi sinh vật không thể sinh trưởng và phát triển để lây nhiễm bệnh. Cuối cùng, các vi sinh vật này sẽ chết đi khi chưa kịp gây ra bất kỳ tác động nào lên cơ thể người.

Đèn UV diệt khuẩn như thế nào
Tìm hiểu thêm Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong cuộc sống
Hiệu lực tiệt khuẩn của tia cực tím tuỳ thuộc mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường và sức chịu đựng của vi khuẩn. Ngoài ra do tác dụng của tia cực tím, không khí có thể sinh ra Ozon cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Công dụng của đèn diệt vi khuẩn?
Đèn UV diệt vi khuẩn trong nước
Trong môi trường nước chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại, dưới tác dụng của đèn UV, vi khuẩn sẽ bất hoạt và bị tiêu diệt mà không ảnh hưởng tới chất lượng nước. Vì vậy, đèn UV được sử dụng diệt khuẩn nước trong các hệ thống lọc nước sinh hoạt, hệ thống lọc nước Ro, diệt khuẩn nước hồ bơi, diệt khuẩn nước bể cá, diệt khuẩn nước uống cho vật nuôi,…
Đèn UV diệt khuẩn bề mặt vật thể
Trên các bề mặt vật thể chứa nhiều loại vi khuẩn bám dính, con người có nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc. Vì vậy sử dụng đèn diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút bám trên bề mặt vật thể. Các nơi thường ứng dụng đèn như bệnh viện, phòng khám,… hoặc bất kỳ bề mặt nào mà vi khuẩn, virus tập trung nhiều và nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây nhiễm bệnh.
Đèn UV có tác dụng khử khuẩn không khí
Trong không khí ngoài chứa nhiều các tạp khuẩn, nấm, nấm mốc, thậm chí là các vi sinh vật thường gây bệnh cho con người như trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, tụ cầu gây bệnh, trực khuẩn ho gà, virus cúm, sởi,… Do đó việc diệt khuẩn không khí là rất quan trọng.
Với đèn UV diệt khuẩn, chỉ cần treo đèn ở mức cao hơn người tầm 2 đến 2,5m. Luồng tia cực tím từ trần nhà chiếu xuống có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở những trong không khí. Đây là phương pháp khử trùng đơn giản, hiệu quả, có thể tiêu diệt tới 99% vi khuẩn, nấm mốc, virus.
Vì sao đèn diệt vi khuẩn hiện nay lại cần thiết trong mỗi gia đình
Với thực trạng môi trường sống hiện ngày càng ô nhiễm, các chủng virus, vi khuẩn gây dịch bệnh ngày càng biến đổi phức tạp thì các biện pháp giúp con người phòng, tránh bệnh là vô cùng cần thiết. Một trong những biện pháp hiệu quả là giữ cho không gian sinh hoạt sạch sẽ, vệ sinh. Đó cũng là lý do nhiều người dùng lựa chọn sử dụng đèn UV diệt khuẩn với nhiều ưu điểm.
Diệt khuẩn hiệu quả: Đèn UV có khả năng tiêu diệt tới 99% các vi khuẩn một cách nhanh chóng.
Tiết kiệm: Đèn UV với chi phí phù hợp cho người dùng, thời gian sử dụng dài từ 8000 đến 15000 giờ. Đồng thời khả năng tiêu thụ điện thấp vì vậy tiết kiệm chi phí cho người dùng bền lâu.
Thân thiện với môi trường: Tia UV là phương pháp diệt khuẩn thay thế cho hóa chất clo mà không gây tạo ra tác dụng phụ.
An toàn: Không sử dụng hóa chất, không tạo ra khí thải, rác thải. Khi sử dụng trong nước không làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước.
Đã được kiểm định: Các loại đèn uv chất lượng đã được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA của Mỹ kiểm duyệt, đánh giá khử trùng bằng tia UV là 1 trong 4 phương pháp khử trùng an toàn.
Tìm hiểu thêm Gợi ý lắp đặt nhà thông minh smart home từ A - Z
Lưu ý khi sử dụng đèn diệt vi khuẩn

Đèn UV tia cực tím diệt vi khuẩn
Khi ứng dụng vào các thiết bị chiếu sáng, cường độ của tia UV đã được giới hạn ở một mức độ, tuy nhiên nếu tiếp xúc quá mức, người dùng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là mắt và da. Do đó, để đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cũng như an toàn cho người dùng, khi sử dụng đèn UV diệt khuẩn, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Thực hiện bật đèn diệt khuẩn trong không gian kín, không có người và động vật, tránh tiếp xúc trực tiếp lên da, mắt. Không dùng đèn UV để khử trùng tay và các vùng da trên cơ thể.
- Sau khi quá trình khử khuẩn kết thúc, tiến hành mở cửa cho không khí lưu thông khoảng 30 phút.
- Hạn chế đặt đèn UV gần quần áo, trang sức, tranh pháp, tranh vẽ, vì dễ dẫn đến phai màu các vật dụng.
- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.
- Vệ sinh thường xuyên, khoảng 2 tuần 1 lần.
- Khi đèn bị vỡ, nên sử dụng găng tay bảo hộ để thu nhặt mảnh vỡ.
Tìm hiểu thêm 10 Công Dụng Của Ổ Cắm Wifi Hẹn Giờ Có Thể Bạn Chưa Biết
Lời kết
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và sản xuất các loại đèn diệt vi khuẩn UV khác nhau, dễ gây hoang mang cho người dùng khi lựa chọn. Nếu đang tìm kiếm một sản phẩm phù hợp, bạn hãy tham khảo tại các thương hiệu uy tín như hãng Panasonic, Philips,… để đảm bảo mua được thiết bị chất lượng.
Trên đây là những nội dung quan trọng và cần thiết khi tìm hiểu và lựa chọn sử dụng đèn UV diệt vi khuẩn, hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc về các sản phẩm tương tự, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!